MÔ TẢ SẢN PHẨM
Mua sách Sổ Tay Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam Ứng Dụng Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Thường Gặp Trong Dân Gian tại TiKi giá ưu đãi.
Việt Nam là một trong nhiều nước có truyền thống về việc dùng cây cỏ để chữa bệnh và phòng bệnh. Nền y học cổ truyền Việt Nam phong phú đa dạng và vô cùng độc đáo, nhờ những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, sự tiếp thu tinh hoa phòng và chữa bệnh của nền y học cổ truyền phương Đông mà cộng đồng người Việt đã xây dựng ra các phương pháp chẩn đoán, điều trị để vận dụng trong việc khám, chữa bệnh cũng như phòng bệnh phù hợp.
Nhưng quan trọng nhất chính là sự đa dạng về sắc tộc cùng sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau đã tạo nên sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh.
Trên cơ sở những thông tin, bài viết và những nguồn tư liệu khác nhau được lưu truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, Nhà sách Pháp Luật trên TiKi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách:
SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM – ỨNG DỤNG NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG DÂN GIAN
Sự phong phú đa dạng và độc đáo của nền y học cổ truyền Việt Nam thể hiện trên hai phương diện: y học dân gian, là toàn bộ những kinh nghiệm phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe có tính tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động, của các lương y, ở khắp các vùng miền trên cả nước từ xưa đến nay; y học cổ truyền thành văn nghiên cứu hệ thống với những cứ liệu lịch sử và trước tác đồ sộ. Lịch sử y học cổ truyền chính thống Việt Nam ghi nhận nhiều danh y với những tác phẩm nổi tiếng như: Nguyễn Chí Thành (hiệu Minh Không, thế kỷ XII, triều Lý) – Nam dược thần hiệu (trong đó có nói tới 579 – 630 loài cây làm thuốc); Nguyễn Bá Tĩnh (hiệu Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV, triều Trần) – Hồng nghĩa giác tư y thư; thời Lý Thái Tổ (1429), Phan Phù Tiên xuất bản cuốn Bản thảo thực vật toàn yếu; thế kỷ XVI, Lê Quý Đôn trong bộ Vân đài loại ngữ (1417) đã sơ bộ phân loại thực vật. Sau Lê Quý Đôn, Nguyễn Trữ đã đi sâu hơn về cây thuốc trong cuốn Việt Nam thực vật học, Lê Hữu Trác (tức Hải Thượng Lãn Ông, thế kỷ XVIII, triều Lê) – Hải thượng y tông tâm lĩnh… ở thời kì Trung đại, và sự tiếp bước nghiên cứu của các nhà khoa học, lương y trong thời hiện đại với nhiều công trình nghiên cứu đặc sắc, có giá trị to lớn và trường tồn.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
* Để tránh mua hàng không như giới thiệu, Quý khách được xem nội dung sách trước khi thanh toán.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.